Xu hướng thực hiện EPR trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng công nghiệp
10/07/2025 17:43
Kinhtedothi - Không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Ngoài ý thức của doanh nghiệp thì việc tăng cường các chính sách, định hướng, giải pháp trợ lực từ Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành, địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi EPR.
Trách nhiệm và cơ hội
Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường; trong đó, nhà sản xuất, nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. Hiện nay có khoảng hơn 400 hệ thống trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất khác nhau trên toàn cầu mà các quốc gia đang áp dụng.
Việc sử dụng sản xuất xanh thân thiện môi trường đang tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Trong xưởng sản xuất của Trung Thành Foods). Ảnh: Khắc Kiên
EPR khuyến khích việc quản lý vật liệu theo phương thức tuần hoàn, trong đó các sản phẩm, bao bì thải bỏ được thu hồi, tái chế, tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới thay vì được đưa đến các bãi chôn lấp. Việc chuyển hướng dòng chất thải một mặt giúp giảm áp lực môi trường, mặt khác mang lại hiệu quả kinh tế, giúp thay đổi nhận thức trong xã hội, kích thích sự đổi mới.
Tại Việt Nam, quy định về EPR được cụ thể hóa trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường)và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT - Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình trong tái chế và xử lý chất thải.
Các chuyên gia chia sẻ về trách nhiệm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp. Ảnh: Khắc Kiên
Nếu thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu của trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất sẽ đảm bảo sự khép kín, tuần hoàn tài nguyên giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất, hướng tới mục tiêu không phát thải và phát triển bền vững.
Việc thực hiện EPR sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đối tác, từ đó có cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ này.
Phó Trưởng phòng Pháp chế Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Nguyễn Thành Yên. Ảnh: Lan Anh
Phó Trưởng phòng Pháp chế Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Nguyễn Thành Yên thẳng thắn, áp lực phải chuyển đổi mô hình sản xuất theo xu hướng tăng cường tái chế, tuần hoàn tài nguyên, giảm thiểu tài nguyên sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp phải thay đổi về thiết kế để làm sao các sản phẩm về sau dễ tái chế; tăng cường sử dụng các nguyên liệu tái chế trong sản xuất, tiến tới xây dựng mô hình kinh tế cần hoàn.
Việc này ban đầu sẽ tăng chi phí ban đầu nhưng mà lâu dài lại rất bền vững. Việc thực hiện trách nhiệm giúp tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí lâu dài, chưa kể giảm các chi phí để xử lý môi trường. Việc này cũng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo cơ hội để phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, thúc đẩy chuỗi cung ứng công nghệ sản xuất sạch hơn… Nói chung cũng có rất nhiều tác động thường rất tích cực, nếu doanh nghiệp mà thực hiện một cách bền vững, lâu dài thì hiệu quả rất cao. Vì vậy, doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải tự rà soát để tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải.
Hướng tới bền vững
Ông Phạm Sinh Thành (Cục Kỹ Thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp Bộ Công Thương) khẳng định, không chỉ riêng Bộ Công Thương mà các bộ quản lý ngành nói chung sẽ không làm chính sách về quản lý nhà nước nói chung và chính sách quản lý Nhà nước về kiểm soát ô nhiễm, mà sẽ chủ yếu là thực thi chính sách.
Ông Phạm Sinh Thành (Cục Kỹ Thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp Bộ Công Thương). Ảnh: Lan Anh
Thứ nhất để kiểm soát chất thải tại nguồn, Bộ Công Thương là đầu mối triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn. Trong ngành công nghiệp, sản xuất sạch hơn chính là đầu tiên tiếp cận về tuần hoàn tái sử dụng chất thải; Thứ hai chương trình sản xuất sạch hơn sau này mở rộng, triển khai nữa dưới hình thức khác, tức là chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng. Đây cũng là một trong những chính sách để thúc đẩy kiểm soát ô nhiễm và tái sử dụng.
Triển khai chính sách, Bộ Công Thương cũng đã ban hành các quyết định triển khai các hỗ trợ tài chính, ngân sách cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có các chương trình như thế; có các hỗ trợ, các chương trình về truyền thông, phổ biến đến các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp, về các chính sách liên quan đến tái chế, tuần hoàn, kiểm soát chất thải.
TS. Lương Chí Hiếu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển - Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam. Ảnh: Lan Anh
TS. Lương Chí Hiếu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển - Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Namcho hay, ngành giấy là một trong những ngành sản xuất có tỷ lệ tái chế rất là cao. Hiện nay khoảng 75 - 80% lượng giấy sản xuất tại Việt Nam là giấy tái chế và làm từ các nguồn giấy thu hồi với tổng sản lượng hơn 6.000.000 tấn giấy tái chế hằng năm; trong đó khoảng 50% nhập khẩu, còn lại 50% từ nguồn giấy thu hồi trong nước.
"Việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất EPR mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành giấy, đặc biệt là các doanh nghiệp tái chế giấy. Trước đây doanh nghiệp hội viên có công suất chỉ khoảng 2000 - 5000 đến 10.000 tấn giấy/năm, nhưng hiện nay công suất của nhiều doanh nghiệp hội viên đã lên đến trên 100.000 tấn giấy/năm" - vị này dẫn dụ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Yên cho biết, Việt Nam đang hơi chậm chân một chút trong cuộc đua đối với tín dụng xanh sau Malaysia và Thái Lan. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội khi các tổ chức tín dụng quốc tế rất ưu tiên các doanh nghiệp có chiến lược môi trường rõ ràng và đặc biệt phải có hồ sơ về ESG, môi trường xã hội và quản trị.
Ông Phạm Sinh Thành chỉ rõ, trong hoạt động sản xuất công nghiệp, một số những ngành, lĩnh vực nếu như không có tái chế thì không thể tồn tại được. Điển hình như giấy, sản xuất thép, luyện kim, plastic cũng thế, không thể có sản xuất từ nguyên liệu nguyên sinh được. Do đó, ngoài quy định bắt buộc phải thực hiện trách nhiệm là tái chế chứ không phải bằng cách đóng tiền nhưng khối lượng tái chế vẫn còn.
Ông Lương Chí Hiếu cũng cho rằng, rất cần những trợ lực từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý rõ ràng, dễ thực thi, cụ thể như các chính sách về tín dụng xanh, rồi những ưu đãi về thuế cho những các đối tượng hoặc doanh nghiệp liên quan đến tái chế tích cực, làm đúng trong tái chế và những người thu gom nhỏ lẻ. Ngoài ra, cơ chế hợp tác tư - công (PPP) trong xây dựng hạ tầng tái chế một cách hiện đại có thể tham khảo một số các nước tiên tiến.
Kinhtedothi- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”...
Kinhtedothi - Không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Ngoài ý thức của doanh nghiệp thì việc tăng cường cá...
Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo chiêu trò lừa đảo của các đối tượng mời chào tham gia đầu tư các sàn giao dịch vàng quốc tế. Nhiều người ...
Kinhtedothi - Những ngày đầu tháng 7, mặc dù trong nước đã gần hết mùa thu hoạch mận, đào nhưng trên thị trường những loại hoa quả này do Trung Quốc sản xuất, gắn mác Việ...
Kinhtedothi - Thời gian vừa qua ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, thế nhưng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ doanh nghi...
Kinhtedothi - Lạm phát trung bình cả năm 2025 được dự báo trong tầm kiểm soát và xoay quanh mức 3,4%, nếu Nhà nước không điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Tro...
Kinhtedothi - Ngoài việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết ...
Kinhtedothi - Ngày 8/7, Hội nghị lần thứ 26, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Hội nghị được t...
Kinhtedothi - Ngày 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững tro...