Sửa luật thuế thu nhập cá nhân: đừng để vừa áp dụng đã lỗi thời
23/07/2025 16:07
Kinhtedothi – Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân theo hướng tăng mức giảm trừ gia cảnh, giãn bậc thu thuế là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để chính sách thuế theo kịp đời sống thực tế cần xây dựng một cơ chế định kỳ để điều chỉnh các mức giảm trừ linh hoạt.
Đề xuất áp dụng ngay trong năm 2025
Tại Dự thảo tờ trình Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính, Bộ này đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để trình cấp thẩm quyền xem xét. Phương án 1, điều chỉnh theo tốc độ tăng CPI. Như vậy, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế sẽ từ 11 triệu lên khoảng 13,3 triệu đồng một tháng. Còn người phụ thuộc được nâng từ 4,4 triệu lên 5,3 triệu đồng một tháng. Phương án 2, theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế dự kiến lên 15,5 triệu đồng, người phụ thuộc 6,2 triệu đồng một tháng.
Nâng mức giảm trừ gia cảnh để giảm áp lực cho người nộp thuế trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.
Ở cả 2 phương án Bộ Tài chính đưa ra, mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế tăng thêm 2,3 - 4,5 triệu, còn người phụ thuộc tăng từ 0,9 - 1,8 triệu đồng/người/tháng so với hiện tại. Theo Dự thảo, mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ được thực hiện từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.
Đề xuất của Bộ Tài chính được dư luận đánh giá cao vì có sự thay đổi so với các lần sửa đổi luật thuế trước đây. Qua đó cho thấy sự cầu thị của Bộ Tài chính khi không chỉ dựa vào CPI, mà còn dựa vào các yếu tố kinh tế, xã hội khác để đưa ra mức giảm trừ gia cảnh tiệm cận hơn so với cách tiếp cận trước đây. Tuy nhiên, các ý kiến đều đề nghị mức giảm trừ gia cảnh mới cần được áp dụng ngay trong kỳ tính thuế năm nay, thay vì để chờ đến kỳ tính thuế năm 2026 nhằm đáp ứng thực tiễn.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Quốc hội Tạ Văn Hạ nêu quan điểm, với lần đề xuất lần này của Bộ Tài chính là rất cần thiết, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Bởi, trong hơn một năm qua, kể từ khi mức lương cơ sở tăng, các chi phí để lo cho cuộc sống, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn cũng tăng theo rất nhiều. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cũng cần tăng lên để phù hợp thực tiễn. Nếu tăng lương 30%, ít nhất mức giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30%, chứ không thể ít hơn. Ngoài ra, không nên để đến tận kỳ tính thuế 2026 mới thực hiện, mà khi nào Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì việc điều chỉnh này phải có hiệu lực thực thi được ngay.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín Nguyễn Văn Được nêu quan điểm, từ sau dịch Covid-19, dù kinh tế có sự phục hồi nhưng thu nhập của người dân còn hạn chế, trong khi giá cả tăng lên. Do đó, nên áp dụng mức giảm trừ gia cảnh ngay cho kỳ tính thuế thu nhập năm 2025, được quyết toán năm 2026 để thể hiện sự quan tâm, lắng nghe, hỗ trợ người dân thông qua chính sách thuế. Về mặt dài hạn, Luật Thuế thu nhập cá nhân cần phải điều chỉnh quy định, thay vì chờ CPI tăng đến 20% mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh như cách tính từ trước đến nay, nên quy định khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 5 - 10% sẽ giao cho Chính phủ quyết định điều chỉnh nhằm linh hoạt chính sách hơn, thay vì phải chờ như quy định trước đây.
Kéo giãn bậc thu thuế
Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong 3 sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập DN và giá trị gia tăng (VAT).
Biểu thuế lũy tiến từng phần với người làm công ăn lương hiện gồm 7 bậc, thuế suất từ 5% đến 35%. Thực tế, ngoài mức giảm trừ gia cảnh, hiện nay biểu thuế lũy tiến cũng được đánh giá là lạc hậu, bất cập khi chi tiêu, cuộc sống ngày càng đắt đỏ. Tại Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, điểm đáng chú ý nhất đối với biểu thuế mà Bộ Tài chính đưa ra là chỉ còn 5 bậc thuế thay vì 7 bậc như hiện hành. Như vậy, khoảng cách giữa các bậc thuế kéo giãn giúp giảm số tiền phải nộp. Như phần thu nhập tính thuế bậc 1 được nâng lên 10 triệu đồng với mức thuế suất 5% thay cho mức 5 triệu đồng như quy định lâu nay. Tuy nhiên, mức thuế suất vẫn 35% cho phần thu nhập tính thuế ở bậc cao nhất trên 80 triệu đồng/tháng (phương án 1); 100 triệu đồng/tháng (phương án 2).
Theo nhiều ý kiến đánh giá, biểu thuế vẫn còn dày và mức điều tiết vẫn còn cao, lên đến 35%. Do vậy, nên bỏ bậc thuế 35% và kéo giãn các bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần để những người nộp thuế ở bậc cao có phần dễ thở hơn.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, về nguyên tắc, thuế thu nhập cá nhân không chỉ là công cụ tạo nguồn thu nhập cho ngân sách mà còn là cách Nhà nước điều tiết thu nhập theo hướng công bằng. Trong đó, ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng ít. Nhưng muốn công bằng, trước tiên phải tính đúng. Trong khi đó, mức sống giữa các địa phương, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn so với các vùng khác rất chênh lệch. Nên xây dựng một cơ chế định kỳ để điều chỉnh các mức giảm trừ, đảm bảo chính sách thuế luôn theo kịp đời sống thực tế. Đồng thời, giao cho Chính phù được quyền điều chỉnh để đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện, phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Để chính sách thuế có tính dài hơi, TS Bùi Đức Thụ - nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách (nay là Ủy ban Kinh tế và Tài chính) nêu quan điểm, việc điều chỉnh phải căn cứ vào việc dự báo tình hình trong những năm tới, xem tình hình kinh tế xã hội nói chung và thị trường, lạm phát có biến động mạnh không. Tránh tình trạng chỉ bù trượt giá những năm đã xảy ra, chỉ phù hợp với hiện tại, nhưng vài năm tiếp theo lại không còn phù hợp nữa. Lúc đó, lại phải xem xét sửa đổi, dẫn đến đời sống của luật không ổn định, gây ra nhiều xáo trộn.
Kinhtedothi – Sửa Luật thuế thu nhập cá nhân theo hướng tăng mức giảm trừ gia cảnh, giãn bậc thu thuế là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, để chính sách thuế theo kịp đời sốn...
Kinhtedothi - “Thị trường chứng khoán cần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn, là ‘hàn thử biểu’ phản ánh sức khoẻ nền kinh tế” - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn ...
Kinhtedothi - Ngày 23/7, Amazon Global Selling Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Vietrade - Bộ Công Thương) đã ký kết hợp tác chiến lược triển khai chương trình "T...
Kinhtedothi - Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão dự kiến sẽ gây sóng to, gió lớn. Tàu thuyền hoạt động trên biển, trong vùng nguy hiểm đều có...
Kinhtedothi - Trong quý 2/2025, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) đạt lãi trước thuế 7.900 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử, cho thấy hiệu quả...
Kinhtedothi - Theo Thông tư 86/2024/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, từ tháng 7/2025, mã số thuế cá nhân và mã số thuế hộ kinh doanh sẽ được thống nhất bằng mã định danh ...
Kinhtedothi - Với lợi thế về nông sản, dược liệu,… Sơn La đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB), gắn với xây dựng vùng nguyên l...
Kinhtedothi - Không chỉ là sản phẩm bản địa giàu bản sắc, vịt cổ ngắn Mường Lạn (xã Mường Lạn, tỉnh Điện Biên) đang được chính quyền và người dân địa phương định hướng ph...
Kinhtedothi - Bão số 3 được nhận định sẽ gây mưa lớn diện rộng kéo dài tại nhiều tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ, bao gồm cả Hà Nội. Hiện, TP đang chỉ đạo các sở ngành, 126 phườn...