Sơn La: đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tạo bứt phá thu hút đầu tư
16/07/2025 15:58
Kinhtedothi - Tập trung cải thiện hạ tầng, logistics, cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La trong năm 2025, hướng tới xây dựng trung tâm nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến khu vực Tây Bắc.
Tập trung phát triển hạ tầng, logistics phục vụ xuất khẩu
Bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, Sơn La xác định lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm trong phát triển kinh tế đối ngoại. Tỉnh đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, triển khai hiệu quả các chính sách về đầu tư, thuế, đất đai; đồng thời quy hoạch vùng sản xuất, hạ tầng giao thông, cửa khẩu, logistics nhằm giảm chi phí và thu hút đầu tư.
Khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Tháng 5/2025, tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn qua Sơn La) đã khởi công sớm 73 ngày. Tỉnh cũng phối hợp xây dựng quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Nà Sản và lên phương án đầu tư các tuyến trọng điểm giai đoạn 2026-2030 như cao tốc Mộc Châu - TP Sơn La, tuyến liên kết Sơn La - Yên Bái (nay là Lào Cai).
Sơn La đang đẩy nhanh quy hoạch các trung tâm logistics tại Mộc Châu và Mai Sơn gắn với chợ đầu mối, khu công nghiệp và quốc lộ trọng yếu, phục vụ chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu nông sản. Các khu kinh tế cửa khẩu như Lóng Sập, Chiềng Khương cũng được đầu tư khai thác hiệu quả, kết nối thuận lợi với Lào và Trung Quốc.
Tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư - thương mại
Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kết nối quốc tế như làm việc với Đại sứ quán Ấn Độ, Hàn Quốc; tham dự hội chợ du lịch quốc tế, hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc 2025”. Đồng thời, tỉnh xây dựng clip quảng bá bằng nhiều ngôn ngữ; đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm, dự án qua kênh trực tuyến; livestream các sự kiện đặc sản như Ngày hội hái mận Phiêng Khoài.
Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 112 triệu USD, nông sản tăng 10,5%. Tỉnh tăng cường cập nhật thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm qua thương mại điện tử và rút ngắn thủ tục hành chính.
Đặc biệt, vụ mía vừa qua, Sơn La đã hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn (Lào) tiêu thụ mía qua kiểm dịch linh hoạt, đảm bảo chất lượng. Công ty CP Mía đường Sơn La đã thu mua trên 3.000 tấn mía nhập khẩu, trị giá hơn 4 tỷ đồng.
Toàn tỉnh hiện có gần 4.000 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký hơn 70.000 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm, tỉnh phê duyệt 14 dự án mới ngoài ngân sách với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng, điều chỉnh 15 dự án, tăng vốn gần 1.000 tỷ đồng, chủ yếu vào lĩnh vực nông sản, hạ tầng công nghiệp, năng lượng tái tạo.
Tiêu biểu như Dự án chế biến nông sản của Công ty Musa Green tại Mường Bú (15 tỷ đồng) với mục tiêu sản xuất 1 triệu m³ sợi chuối/năm, bao tiêu 200 ha chuối, tạo việc làm cho 40 lao động. Hay Nhà máy ngũ cốc ăn liền của Công ty VFI tại Khu công nghiệp Mai Sơn (70 tỷ đồng) sẽ đi vào hoạt động từ 15/9/2025.
Tăng trưởng GRDP ấn tượng, cải cách mạnh mẽ thủ tục
6 tháng cuối năm, tỉnh Sơn La tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, công khai danh mục dự án trọng điểm, thành lập tổ công tác theo từng dự án để tháo gỡ vướng mắc. Tuy nhiên, tỉnh vẫn đối mặt với khó khăn về hạ tầng logistics, địa hình phức tạp, nguồn nhân lực hạn chế và một số dự án chậm triển khai.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La cho biết, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp lớn vào GRDP, ngân sách và giải quyết việc làm cho trên 100.000 lao động. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp quy mô nhỏ, gặp khó khăn về vốn, đất đai, tiếp cận thị trường và chuyển đổi số.
Hiệp hội đã kiến nghị tỉnh cụ thể hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; cắt giảm 30% thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh không cần thiết; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đối thoại định kỳ với doanh nghiệp; đề nghị giảm vốn đối ứng xuống 15%, tăng vốn vay lên 85%.
Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng liên vùng, đặc biệt là cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, tuyến nối quốc lộ 37 với 279D. Dự kiến trong năm sẽ hoàn thành Nhà máy chế biến chè Mộc Châu (125 tấn/ngày) và trang trại 4.000 bò sữa.
Sơn La đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 với nguyên tắc tập trung, chọn lọc. Đồng thời, tỉnh đề xuất sửa đổi quy định pháp luật, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, phân cấp, giải phóng mặt bằng; đẩy mạnh chuyển đổi số và dịch vụ công trực tuyến để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí và tạo môi trường đầu tư minh bạch.
Kinhtedothi - Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội, công tác phúc lợi cho ĐVHD luôn được đảm bảo, góp phần quan trọng để trung tâm thực hiện tốt công tác ...
Kinhtedothi - Ngày 17/7, Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về việc tăng trường kinh tế 2 con số giai đoạn 2025-2030. Theo đ...
Kinhtedothi – Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực, Hà Nội đang xây dựng các chính...
Kinhtedothi - 15 giờ chiều 17/7, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở thêm 1 cửa xả đáy. Đây là cửa xả đáy thứ 3 được mở để bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện Hoà Bình và...
Kinhtedothi - Tập trung cải thiện hạ tầng, logistics, cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La trong năm 2025, hướng...
Kinhtedothi - Việc thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang đồng loạt mở các cửa xả khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng lên nhanh. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chỉ đạo các...
Kinhtedothi - Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều gi...
Kinhtedothi - Thông tin từ Cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp th...
Kinhtedothi – Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập t...