Kinhtedothi - Lạm phát trung bình cả năm 2025 được dự báo trong tầm kiểm soát và xoay quanh mức 3,4%, nếu Nhà nước không điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Trong trường hợp căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn kéo dài và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trung bình năm 2025 có thể chỉ ở mức 3%.
Đây nhận định chung được các chuyên gia, nhà quản lý chia sẻ tại hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng năm 2025 và dự báo cả năm 2025”, do Học viện Tài chính phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức, sáng 9/7.
GDP đạt cao nhất trong 14 năm
Thông tin tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng - Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 tiếp tục quá trình phục hồi mạnh mẽ bắt đầu từ quý II/2024. Tăng trưởng GDP quý II/2025 đã đạt mức 7,96% so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm đạt 7,52%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Đáng chú ý, tăng trưởng GDP cao trong nửa đầu năm 2025 đạt được chủ yếu dựa vào các động lực như tiêu dùng (tăng 7,95%) và đầu tư (tăng 7,98%), thay vì dựa vào xuất khẩu như một năm về trước.
Quang cảnh hội thảo.
Chỉ ra điểm tựa tăng trưởng trong nửa đầu năm 2025, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng cho rằng, các chính sách tài khóa mở rộng như miễn, giảm thuế, tăng đầu tư công, hay các biện pháp tiền tệ nới lỏng như hạ lãi suất, tăng hạn mức tín dụng, điều chỉnh tỷ giá linh hoạt đã thực sự là điểm tựa cho các DN Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định.
Một điểm sáng khác là số lượng DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng năm 2025 đã đạt mức hơn 152,7 nghìn DN, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lao động có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2025 đã tăng 538,1 nghìn người, còn thu nhập của người lao động cũng tăng 10,1% so với cùng giai đoạn của năm 2024.
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân nói trên trong nửa đầu năm 2025 cho thấy các Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã ngay lập tức đi vào cuộc sống, củng cố, gia tăng niềm tin của người dân và cộng đồng DN vào quyết tâm cải cách của Đảng, Nhà nước cũng như vào sự cải thiện của môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng thông thoáng hơn, công bằng hơn.
Còn theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc phối hợp chính sách chặt chẽ, linh hoạt chính là cơ sở để kiểm soát lạm phát thành công trong nửa đầu năm 2025. Cụ thể, chính sách tiền tệ được điều chỉnh linh hoạt, ổn định và không tạo cú sốc. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động và linh hoạt, theo hướng “đi trước một bước” nhưng không thắt chặt quá mức. Giữ ổn định lãi suất điều hành từ cuối năm 2023 đến nay, giúp duy trì chi phí vốn hợp lý và tránh làm tăng giá thành tín dụng. Đồng thời, chính sách lãi suất thực dương vẫn được duy trì, góp phần ổn định kỳ vọng lạm phát.
Cùng với đó, chính sách tài khóa hỗ trợ có mục tiêu, không tạo cầu kéo quá mức. Bộ Tài chính triển khai chính sách tài khóa theo hướng hỗ trợ phục hồi nhưng giữ vững kỷ luật ngân sách: không điều chỉnh tăng thuế, phí quan trọng như thuế VAT, thuế xăng dầu hay phí bảo vệ môi trường, giúp ổn định mặt bằng giá hàng hóa thiết yếu. Quản lý giá minh bạch, có lộ trình và phòng ngừa kỳ vọng lan tỏa.
Lạm phát được kiểm soát dưới 4%
Theo các chuyên gia, với việc các yếu tố tác động CPI tăng, giảm đan xen, có thể nhận định rằng áp lực lạm phát trong nửa cuối năm 2025 không lớn hơn nhiều so với mức trung bình của giai đoạn 2015-2024. Do vậy, tốc độ tăng CPI trong nửa cuối năm 2025 được dự báo cũng sẽ không lớn.
Chỉ ra cơ sở kiểm soát lạm phát nửa cuối năm 2025, TS. Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, có nhiều yếu tố giúp kiềm chế lạm phát, như việc xuất khẩu gặp nhiều thách thức tại thị trường Mỹ (do thuế quan) cũng như tại các thị trường khác (do tăng trưởng kinh tế thấp) sẽ khiến nguồn cung hàng hóa trong nước dồi dào hơn, giúp giảm áp lực lạm phát. Một yếu tố thuận lợi khác là giá các hàng hóa cơ bản đang có xu hướng giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại đáng kể do thuế quan. Nói cách khác, những thách thức đối với tăng trưởng của Việt Nam và thế giới cũng sẽ đồng thời là các yếu tố giúp cản đà tăng của giá cả trong nửa cuối năm 2025.
TS. Nguyễn Đức Độ đưa ra giả định CPI trong 6 tháng cuối năm 2025 sẽ tăng trung bình 0,27%/tháng, tương đương mức tăng trung bình trong 6 tháng cuối năm của giai đoạn 2015-2024, lạm phát trung bình cả năm 2025 được dự báo ở mức 3,4%. Trong trường hợp căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn kéo dài và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh, lạm phát trung bình cả năm 2025 có thể chỉ ở mức 3%. Năm 2025 nhiều khả năng sẽ là năm thứ 11 liên tiếp Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát ở mức dưới 4%.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, mặc dù CPI nửa đầu năm được kiểm soát, song 6 tháng cuối năm vẫn đối mặt với nhiều áp lực lạm phát mới. Các áp lực từ tỷ giá và tăng trường tín dụng đến lạm phát cần được theo dõi sát sao để có chính sách kiểm soát lạm phát phù hợp trong năm 2016.
Theo PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, trước hết, bối cảnh kinh tế thế giới trong thời gian tới được dự báo không thuận lợi. Cùng với những căng thẳng về thương mại do chính sách thuế quan của Mỹ, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, tạo ra những thách thức to lớn đối với xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam. Trong khi đó, ở trong nước, việc cung tiền, tỷ giá tăng tương đối nhanh trong nửa đầu năm 2025 có thể gây sức ép lên giá cả trong thời gian tới.
PGS, TS. Ngô Trí Long dự báo lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025 sẽ dao động từ 4,0-4,5%, phù hợp với mục tiêu Quốc hộ đề ra. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tiếp tục điều hành tiền tệ linh hoạt; kiểm soát chi phí đầu vào; giữ ổn định tỷ giá và giá xăng dầu; cải thiện giải ngân đầu tư công; tăng minh bạch thông tin và truyền thông chính sách nhất quán...
Kinhtedothi - Những ngày đầu tháng 7, mặc dù trong nước đã gần hết mùa thu hoạch mận, đào nhưng trên thị trường những loại hoa quả này do Trung Quốc sản xuất, gắn mác Việ...
Kinhtedothi - Thời gian vừa qua ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ, thế nhưng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ doanh nghi...
Kinhtedothi - Lạm phát trung bình cả năm 2025 được dự báo trong tầm kiểm soát và xoay quanh mức 3,4%, nếu Nhà nước không điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Tro...
Kinhtedothi - Ngoài việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết ...
Kinhtedothi - Ngày 8/7, Hội nghị lần thứ 26, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Hội nghị được t...
Kinhtedothi - Ngày 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) với chủ đề “Các giải pháp chiến lược & thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao & bền vững tro...
Kinhtedothi - Tọa đàm “Đánh giá tiềm năng, lợi thế, gợi mở những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên” đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển du lịch sau s...
Kinhtedothi - Hiện thực hóa Đề án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực...
Kinhtedothi - Tỉnh Phú Thọ mới - hình thành từ việc hợp nhất 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ đang nổi lên là trung tâm công nghiệp công nghệ cao và logistics chiến ...