Kinh tế tư nhân - trụ cột phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ
16/07/2025 15:54
Kinhtedothi - Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi.
Khu vực tư nhân phát triển mạnh, đóng góp lớn
Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển, khu vực KTTN tại tỉnh Phú Thọ đã có những bước tiến đáng kể, tham gia sâu rộng vào các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải, xây dựng và chế biến nông, lâm, thủy sản. Số lượng doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tư nhân không ngừng tăng, nâng cao về quy mô và chất lượng.
Toàn tỉnh hiện có gần 11.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp, riêng khu vực Vĩnh Phúc (cũ) có hơn 8.000 doanh nghiệp. KTTN đã tạo hàng trăm nghìn việc làm, đặc biệt trong công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cao Minh Phát (phường Vân Phú) chuyên kinh doanh gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh và thiết bị nhà bếp cao cấp. Ảnh: BPT
Sau sáp nhập, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh Phú Thọ đạt 10,09%/năm, cao hơn mục tiêu Chính phủ giao, trong đó Phú Thọ cũ đạt 10,33%, Vĩnh Phúc 10,07%, Hòa Bình 9,72%.
Dù đóng góp lớn, khu vực KTTN vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 95%, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm tới 70%. Phần lớn có năng lực công nghệ trung bình thấp, chưa mạnh về đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Năng suất lao động của KTTN hiện chỉ khoảng 100 triệu đồng/người/năm, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước (hơn 400 triệu đồng) và FDI (trên 350 triệu đồng). Đây là điểm yếu cần được cải thiện nếu muốn nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Để phát triển KTTN trở thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế, tỉnh Phú Thọ đang tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 198/2025/QH15 về phát triển kinh tế tư nhân. Nhiều giải pháp cụ thể được thực hiện như: cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư; tháo gỡ khó khăn về đất đai, tín dụng, mặt bằng sản xuất…
Kinhtedothi - Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội, công tác phúc lợi cho ĐVHD luôn được đảm bảo, góp phần quan trọng để trung tâm thực hiện tốt công tác ...
Kinhtedothi - Ngày 17/7, Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về việc tăng trường kinh tế 2 con số giai đoạn 2025-2030. Theo đ...
Kinhtedothi – Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực, Hà Nội đang xây dựng các chính...
Kinhtedothi - 15 giờ chiều 17/7, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở thêm 1 cửa xả đáy. Đây là cửa xả đáy thứ 3 được mở để bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện Hoà Bình và...
Kinhtedothi - Tập trung cải thiện hạ tầng, logistics, cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La trong năm 2025, hướng...
Kinhtedothi - Việc thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang đồng loạt mở các cửa xả khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng lên nhanh. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chỉ đạo các...
Kinhtedothi - Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều gi...
Kinhtedothi - Thông tin từ Cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp th...
Kinhtedothi – Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập t...