Không ngừng nâng cao phúc lợi cho động vật hoang dã
17/07/2025 15:03
Kinhtedothi - Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội, công tác phúc lợi cho ĐVHD luôn được đảm bảo, góp phần quan trọng để trung tâm thực hiện tốt công tác tiếp nhận, cứu hộ, bảo tồn đối với nhiều loài nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Tạo môi trường sống gần gũi với thiên nhiên
Trung tâm cứu hộ ĐVHD Hà Nội hiện đang nuôi dưỡng 21 các thể gấu ngựa. Số gấu ngựa này trước khi được tiếp nhận phần lớn đều bị nuôi nhốt trong các chuồng cũi chật hẹp và là nạn nhân của việc lấy mật hoặc buôn bán trái phép, dẫn đến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng, tinh thần hoảng loạn. Sau khi tiếp nhận, gấu được theo dõi sức khỏe và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trung tâm đã thiết kế một chương trình làm giàu riêng cho gấu, cho phép gấu thể hiện các hành vi tự nhiên, kích thích sự phát triển các giác quan cũng như kỹ năng sinh tồn.
Một cá thể gấu được tiếp nhận, chăm sóc tại Trung tam Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. Ảnh: Ngọc Ánh
Theo đó, Trung tâm đã xây dựng một khu chuồng bán hoang dã với diện tích gần 1.000 m², được thiết kế phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn về phúc lợi động vật như cây xanh, bể bơi, võng đu, cầu trượt. Với những điều kiện phúc lợi đồng bộ, đã tạo môi trường sống tốt nhất để gấu có thể làm quen với môi trường tự nhiên, phục hồi tập tính sinh học vốn có.
Chia sẻ về công việc hàng ngày, anh Trần Văn Lâm - nhân viên chăm sóc gấu của Trung tâm cho cho hay: “chúng tôi cho các cá thể gấu ăn các loại rau củ quả, hạt rất phong phú, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng. Thường chúng tôi cắt thức ăn ra và giấu ở nơi khó phát hiện trong khuôn viên chuồng, cách này giúp cho gấu có thể thực hiện các hành vi tự tìm kiếm thức ăn, từ đó giúp cho gấu rèn luyện cơ và phục hồi bản năng.”
Tương tự, đối với 41 cá thể hổ được nuôi dưỡng tại trung tâm trong khu chuồng bán hoang dã có môi trường gần gũi với tự nhiên. Việc chăm sóc các cá thể hổ được thực hiện bài bản khoa học, đảm bảo hổ được sinh sống trong điều kiện tốt nhất. Là loài động vật ưa vận động, một con hổ trưởng thành ngoài tự nhiên cần một phạm vi sống khoảng 20 km². Tuy nhiên, trong điều kiện diện tích còn chật hẹp, trung tâm luôn cố gắng tạo không gian sống trong khu bán hoang dã cho hổ, để hổ được chơi đùa, vận động, rèn móng vuốt, ẩn nấp theo đúng bản năng của chúng.
Tận tình và trách nhiệm
Với khoảng 600 cá thể động vật hoang dã quý hiếm đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn, công tác đảm bảo phúc lợi cho động vật được Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thực hiện theo một quy trình khép kín. Từ thiết kế chuồng trại đến vệ sinh môi trường, cung cấp thức ăn, nước uống, thăm khám sức khỏe định kỳ… Đội ngũ cán bộ, công nhân người lao động nắm chắc kiến thức, thành thạo kỹ năng về cứu hộ, thú y, đáp ứng yêu cầu công việc.
Đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là số lượng động vật được luân chuyển về nhiều, khoảng 1.500 cá thể mỗi năm, trong khi diện tích của trung tâm chỉ có 1ha. Tuy nhiên, trung tâm luôn khắc phục hạn chế, cung cấp cho động vật những điều kiện sống tốt nhất có thể. Không gian sống được liên tục bố trí nội thất và đồ làm giàu phù hợp với từng loài. Hệ thống chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho ĐVHD cũng được trung tâm thực hiện hết sức chặt chẽ.
Giám đốc Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội Lương Xuân Hồng cho biết, việc đảm bảo phúc lợi cho ĐVHD được trung tâm hết sức chú trọng thực hiện thông qua việc chăm sóc tận tình, chu đáo và trách nhiệm. Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn, mặt bằng hạn chế nhưng trung tâm nỗ lực thiết kế xây dựng các khu chuồng nuôi khoa học, tạo không gian sống phù hợp với môi trường cá thể động vật hoang dã. Chẳng hạn như chuồng nuôi khỉ, vượn được bố trí cao thoáng, có các vị trí để khỉ có thể trèo leo, chạy nhảy, hay đối với các loài chim, trung tâm đã thiết kế chuồng trại phù hợp với tập quán sinh hoạt hoang dã.
Những năm qua, đã có nhiều chuyên gia về ĐVHD đến hỗ trợ, tư vấn, lên kế hoạch xây dựng nhiều chương trình phúc lợi cho ĐVHD của trung tâm. Trung tâm cũng phân công cán bộ phụ trách lên lịch làm giàu, nâng cao phúc lợi cho động vật hàng tuần, hàng tháng. Các chuyên gia của Tổ chức Động vật Châu Á đánh giá cao phúc lợi cho động vật được cứu hộ ở trung tâm trong những năm vừa qua.
Từ năm 2015, bước đầu trung tâm mới tiếp nhận động vật và tái thả, nhưng đến nay đã làm được những bước kỹ thuật rất ổn định, nhất là phục hồi sức khỏe cho các loài động vật theo yêu cầu của loài một cách khá chi tiết. Tất cả các bước đó đều hỗ trợ cho động vật có khả năng sống sót được tốt hơn khi chúng được thả ra ngoài tự nhiên.
Kinhtedothi - Tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội, công tác phúc lợi cho ĐVHD luôn được đảm bảo, góp phần quan trọng để trung tâm thực hiện tốt công tác ...
Kinhtedothi - Ngày 17/7, Văn phòng Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về việc tăng trường kinh tế 2 con số giai đoạn 2025-2030. Theo đ...
Kinhtedothi – Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực, Hà Nội đang xây dựng các chính...
Kinhtedothi - 15 giờ chiều 17/7, Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở thêm 1 cửa xả đáy. Đây là cửa xả đáy thứ 3 được mở để bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện Hoà Bình và...
Kinhtedothi - Tập trung cải thiện hạ tầng, logistics, cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La trong năm 2025, hướng...
Kinhtedothi - Việc thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang đồng loạt mở các cửa xả khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng lên nhanh. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chỉ đạo các...
Kinhtedothi - Xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều gi...
Kinhtedothi - Thông tin từ Cục Khí tượng thuỷ văn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp th...
Kinhtedothi – Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập t...